VƯƠNG CUNG


Lòng tin đã chắc khỏi thương lương
Mộng đến Liên bang cảnh lạ thường!
Đây các thiện nhơn bàn tánh tướng
Kìa chư thiên tử rải hoa hương.
Cầm chim nhạc lưới nhiều thanh điệu
Gác ngọc lầu châu thảy phóng quang.
Gang tấc nguồn tiền từng chẳng cách
Đừng cho lạc lối tiếc ngư lang!


Tuyết Sơn lão tử khéo bi tình
Chỉ điểm đường Tây rất bạch minh.
Vô trụ ngại chi nơi đấy trụ
Không sanh kéo đến cảnh nầy sanh.
Giống lành bể tục nhân gieo sẵn
Duyên đẹp trời sen quả tự thành.
Chuyển bước Đài Sơn vẽ cõi ngọc
Dặm nghìn thôi chẳng hỏi Bồng, Dinh.



Cư sĩ Vương Cung, tự Lễ Ngôn, người đời Thanh, quê ở Thái Thương. Ông tánh điềm đạm ít thị dục, có văn tài, nhưng phóng khoáng không thích nghiệp khoa cử. Cư sĩ cất nhà ở Nam viên thuộc về khu biệt dã của Văn Túc Công. Nơi đó trúc biếc thanh u, gộp đá chồng chất, hoa nở suối reo, cảnh trí sum nghiêm mát mẻ. Ồng thường cùng các bạn tụ hội tại đây, uống rượu ngâm thi, lấy làm tự đắc.

Đến hơn năm mươi tuổi, ông bỏ việc ngâm vịnh, trường trai tu tịnh nghiệp, tự hiệu là Phá Hữu cư sĩ. Một đêm, ông mộng thấy dạo chơi cõi Cực Lạc, thức dậy làm thi để lưu ký rằng:

 

Lòng tin đã chắc khỏi thương lương
Mộng đến Liên bang cảnh lạ thường!
Đây các thiện nhơn bàn tánh tướng
Kìa chư thiên tử rải hoa hương.
Cầm chim nhạc lưới nhiều thanh điệu
Gác ngọc lầu châu thảy phóng quang.
Gang tấc nguồn tiền từng chẳng cách
Đừng cho lạc lối tiếc ngư lang!


Tuyết Sơn lão tử khéo bi tình
Chỉ điểm đường Tây rất bạch minh.
Vô trụ ngại chi nơi đấy trụ
Không sanh kéo đến cảnh nầy sanh.
Giống lành bể tục nhân gieo sẵn
Duyên đẹp trời sen quả tự thành.
Chuyển bước Đài Sơn vẽ cõi ngọc
Dặm nghìn thôi chẳng hỏi Bồng, Dinh.

 

Lúc bấy giờ cư sĩ đã bảy mươi hai tuổi. Mùa hạ năm sau, ông nằm dưỡng bịnh nơi hiên Đàm Ảnh ở Nam viên. Trước hiên có ao sen, một cành hoa to chưa nở mọc lên cạnh mé gộp đá. Một hôm, hoa hướng về phía giường ông nằm mà khoe nở, sắc tươi đẹp hương thanh nhẹ. Hai ngày sau, cư sĩ niệm Phật như thường khóa. Niệm xong, kiết ấn mà qua đời, cành hoa cũng vừa rũ héo. Bấy giờ nhằm ngày mùng tám tháng năm, niên hiệu Càn Long thứ 47.

Không bao lâu, có người ở Lưu Hà lập đàn cơ cầu tiên. Nhân dịp đó, con của Vương Cung đến hỏi thăm về tin tức của cha. Giây phút cơ động viêt thành mấy chữ lớn: “Ta là Phá Hữu chủ nhơn đây!” Hỏi: “Nay cha ở đâu?” Đáp: “Việc trần tục đâu còn chi tưởng nhớ”. Người con cố hỏi về việc nhà đôi ba lần, cơ đều đáp: “Nam mô Phật!” Rồi yên lặng.



Đừng cho lạc lối tiếc ngư lang!


Đời Tấn, có chàng ngư phủ thấy nhiều cảnh hoa đào tươi đẹp, từ một con suối trôi ra sông, liên bơi thuyền ngược dòng tìm. Đến nơi thấy một vùng non xanh nước biểc, hoa đào đua nở, lâu đài quang cảnh xinh đẹp khác tục trần. Hôm sau chàng định tìm dời nhà đen đó ở, thì lạc mất lối cũ, trong lòng lấy làm bàng hoàng mến tiếc. “Nguồn Tiên” trong câu chuyện, ám chỉ cảnh Cực Lạc. Đây nói ý cõi Ta Bà và cõi Cực Lạc đều ở trong thể chân tâm. Nếu niệm Phật thanh tịnh thì dung hòa vào chân tâm, Ta Bà và Cực Lạc không cách xa gang tấc. Như niệm Phật mà tâm còn vọng tưởng loạn động, tất sẽ lạc lối cách xa Cực Lạc, như chàng ngư phủ lạc lối Đào nguyên, mến tiếc cũng đã muộn!



Chuyển bước Đài Sơn vẽ cõi ngọc


Cư sĩ La Đài Sơn tu Tịnh độ, nhưng niệm trần còn, nguyện vãng sanh chưa chắc, nên chuyển kiếp trở lại hưởng sự phú quý, Ý nói mình tin nguyện chắc khác với Đài Sơn, giả sử hiện tại có gộp Đài Sơn cũng lôi kéo ông ta chuyển bước hướng về Cực Lạc.



Dặm nghìn thôi chẳng hỏi Bồng, Dinh.


Bồng Đảo, Dinh Châu là cảnh đẹp của tiên. Ý nói mình đã biết cõi Cực Lạc đẹp mầu ức bội phần hơn cảnh tiên, thì không cần chi tìm hỏi về cõi Bồng, Dinh xa xôi nghìn muôn dặm nữa!


Comments

Popular posts from this blog