BỔN-THÂN NGÀI VĂN-THÙ-SƯ-LỢI BỒ-TÁT
法pháp 王vương 長trưởng 子tử 文văn 殊thù 尊tôn
The Land of Stillness and Light is the village of ten thousand Buddhas.
VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
(Văn Thù Sư Lợi có chỗ gọi là Mạn Thù Thất Lỵ, dịch là Diệu Đức hoặc Diệu Kiết Tường. Theo Kinh Bi Hoa, Bồ Tát khi xưa là thái tử Vương Chúng, con thứ ba của Luân Vương thời đức Phật Bảo Tạng. Khi Thái Tử phát hoằng thệ ở trước Phật rồi, liền được đổi tên là Văn Thù Sư Lợi, và được thọ ký về sau thành Phật hiệu Phổ Hiện, ở thế giới Thanh Tịnh Vô Cấu Bảo Chi về phương Nam. Lại kinh Văn Thù Bát Niết Bàn nói: “Văn Thù Bồ Tát thị hiện sanh ở nước Xá Vệ, làng Đa La, làm con của Phạm Đức Bà La Môn, Bồ Tát từ hông bên mặt của mẹ sanh ra, thân sắc tử kim, biết nói liền lúc ấy. Lớn lên theo Phật xuất gia”).
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Bấy giờ, ánh sáng chiếu qua ngàn thế giới, tất cả đức Văn Thù ở các cõi đều đồng thời đối trước Phật nói kệ rằng:
“Trong tất cả oai nghi. Thường nhớ công đức Phật. Ngày đêm không xen hở. Nghiệp như thế nên tu”.
Kinh Quán Phật Tam Muội Hải nói: “Sau khi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát này bỏ túc nhân, tự nói đã chứng được Niệm Phật Tam Muội, tất sanh về Tịnh Độ, đức Thế Tôn thọ ký rằng: “Ông sẽ được sanh về cõi Cực Lạc”. Bồ Tát liền đọc kệ phát nguyện:
“Tôi nguyện lúc mạng chung. Trừ tất cả chướng ngại. Thấy Phật A Di Đà.
Sanh về cõi Cực Lạc. Khi đã về nơi ấy. Thành tựu các đại nguyện. A Di Đà Thế
Tôn. Thọ ký cho thành Phật”.
Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục nói: “Đời Đường, Pháp Chiếu Đại Sư nhờ đức Văn Thù dùng thần lực nhiếp
vào thánh cảnh ở non Ngũ Đài. Đại sư đảnh lễ Bồ Tát và thưa thỉnh về yếu môn tu
hành. Đức Văn Thù bảo: “Nay ngươi nên niệm Phật, chính là lúc hợp thời, bởi các
môn tu hành không chi hơn niệm Phật. Siêng năng cúng dường Tam Bảo, gồm tu phước
huệ, hai điều này rất là cần yếu. Đời quá khứ ta nhân cúng dường, quán tưởng và
niệm Phật mà được Nhứt Thiết Chủng Trí. Cho nên tất cả pháp, pháp Bát Nhã ba la
mật, môn thiền định rất sâu, cho đến chư Phật, đều từ nơi niệm Phật mà sanh. Thế
nên biết niệm Phật là vua của các pháp”. Ngài Pháp Chiếu hỏi: “Đệ tử phải niệm
như thế nào?” Bồ Tát bảo: “Ở thế giới phương Tây có Phật A Di Đà. Nguyện lực của
đức Phật ấy không thể nghĩ bàn, ngươi nên tưởng niệm chớ cho gián đoạn, khi mạng
chung quyết định sẽ được vãng sanh không còn thối chuyển”. Nói rồi, Bồ Tát đưa
cánh tay sắc vàng xoa đảnh ngài Pháp Chiếu và bảo rằng: “Do ngươi niệm Phật, không bao lâu sẽ chứng
quả vô thượng Bồ Ðề”. Đại sư được thọ ký rồi, vui mừng đảnh lễ lui ra.
ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
Đức Văn Thù Sư Lợi là
một vị Bồ Tát. Trong thời kỳ Đức Bổn Sư ứng thế, ngài là vị thượng
thủ trong hàng Bồ Tát chúng, mà cũng là thượng thủ cả chúng
hội. ngài thường vì chúng hội mà khải thỉnh nơi Đức Bổn Sư.
Ngài cũng là người thường thay mặt Đức Bổn Sư mà khai thị diệu
pháp cho chúng hội.
Dưới đây là lời của ngài
khuyến tấn chúng hội nên thường niệm Phật, trích trong Kinh
“Quán Phật Tam Muội Hải”.
Lúc Đức Thế Tôn giảng pháp “Quán Phật
Tam Muội” xong. Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bảo đại chúng rằng :
Về thuở quá khứ, thời kỳ Phật Đức Như
Lai, đồng tử Giới Hộ, con trai của một ông trưởng giả, từng thọ
pháp Tam quy khi còn ở trong thai mẹ. Năm lên tám, một hôm cha mẹ thỉnh
Đức Bửu Oai Đức Phật về nhà cúng dường. Đồng tử Giới Hộ
thấy Đức Phật cử chỉ đoan trang đi chậm rãi, dưới chân
Phật, mỗi bước mọc hoa sen, thân Phật tỏa ánh sáng rực rỡ, thời mừng
rỡ cung kính, liền cúi đầu đảnh lễ. Lễ Phật rồi, đồng
tử chí thành chăm nhìn Phật không rời.
Đồng tử Giới Hộ nhơn vì một lần được thấy
Phật và nhìn Phật đó mà tiêu trừ được tội sanh tử của trăm
nghìn ức na-do-tha kiếp. Từ đó về sau, đời đời luôn được gặp chư Phật,
nhiều đến số trăm ức na-do-tha hằng hà sa Đức Phật. Các Đức Thế
Tôn ấy đều giảng dạy pháp “Quán Phật Tam Muội” đúng như lời của Đức Bổn Sư
vừa giảng hôm nay.
Sau đó, có trăm vạn Đức Phật ra đời đồng một
hiệu Chiên Đàn Hải. Đồng tử chầu chực khắp tất cả chư
Phật, thường lễ Phật, cúng dường, chắp tay nhìn Phật.
Do công đức quán Phật, nên rồi lại được gặp trăm vạn a-tăng-kỳ Đức
Phật liền chứng được trăm vạn ức “niệm Phật Tam muội”, chứng được trăm vạn
a-tăng-kỳ “triền đà-la-ni môn”. Khi đồng tử đã chứng các môn Tam
muội và đà-la-ni, chư Phật liền hiện thân thuyết vô tướng pháp
cho. Khi đồng tử được nghe vô tướng pháp, trong giây lát
bèn chứng đặng “Thủ Lăng Nghiêm Tam muội”.
Thuật xong, đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát kết luận :
“Đồng tử Giới Hộ tối sơ do nhờ thọ pháp Tam quy, một lần chí
thành lễ Phật, quán Phật, tâm không mỏi nhàm, nên rồi được
gặp vô số chư Phật. Huống là người chuyên lòng luôn tưởng nơi Phật !
Đồng tử Giới Hộ đó không phải ai đâu lạ,
chính là tiền thân của tôi đấy !”.
Văn Thù Bồ Tát nói dứt lời, Đức Bổn Sư
phán với ngài A Nan : “Ông nên đem lời của Văn Thù Sư Lợi nói
lại cho khắp cả đại chúng và tất cả vô số đời sau.
Nếu ai có thể lễ Phật, ai có thể niệm Phật,
ai có thể quán Phật, thời người ấy sẽ đồng với Văn Thù Sư Lợi Bồ
Tát”.
Cũng như Phổ Hiền, Văn Thù Bồ
Tát từng có lời tự nguyện về Cực Lạc thế giới, chép trong Kinh “Văn
Thù Phát Nguyện”.
Nguyện ngã mạng
chung thời
Diệt trừ chư chướng
ngại
Diện kiến A Di Đà
Vãng sanh Cực Lạc quốc
Sanh bỉ Phật quốc dĩ
Thành mãn chư đại nguyện
A Di Đà Như Lai
Hiện tiền thọ ngã ký
Nghiêm tịnh Phổ Hiền hạnh
Mãn túc Văn
Thù nguyện
Tận vị lai tế kiếp
Cứu cánh Bồ Tát hạnh.
HAI ĐẠI THÁNH ỨNG TÍCH
Trích ở bộ “Tống Cao Tăng”
và “Lạc Ban Văn Loại”
Đời Đường, ngài Thích Pháp Chiếu trụ
trì chùa Vân Phong ở Hoành Châu, hàng ngày tinh tấn tu
hành không bê trễ.
Năm Đại Lịch thứ hai, một buổi sáng nọ, ngài thấy
trong bát cháo nơi nhà Tăng hiện bóng mây lành năm màu. Trong mây hiện
ra một cảnh chùa, hướng Đông Bắc ngõ chùa có dãy núi, chân núi có khe
nước, phía Bắc của khe có một cửa ngõ bằng đá, trong ngõ đá lại có một ngôi
chùa to để hiệu “Đại Thánh Trúc Lâm Tự”.
Ít hôm sau, ngài lại thấy trong bát cháo hiện cảnh
chùa, vườn, ao, lầu đài đồ sộ, và một vạn vị Bồ Tát ở trong
đó.
Ngài mới đem cảnh tượng đã thấy mà hỏi cùng
các bậc trí thức.
Một Đại đức bảo : “Việc biến hiện của chư
Thánh khó nghĩ bàn được. Nhưng nếu luận về thế diện phương hướng núi
sông, thời đó là cảnh Ngũ Đài Sơn”.
Nghe Đại đức nói, ngài có ý muốn viếng
cảnh Ngũ Đài Sơn.
Năm Đại Lịch thứ tư, ngài Pháp Chiếu gặp một
cụ già bảo : “Ông từng có ý muốn đến Kim Sắc thế giới (Ngũ Đài) để kính lễ Đại
Thánh (Văn Thù), sao đến nay vẫn chưa đi ?”. Ngài bèn cùng
với các pháp hữu đi Ngũ Đài.
Năm Đại Lịch thứ năm, ngày mùng sáu tháng Tư thời đến
chùa Phật Quang ở huyện Ngũ Đài. Đêm ấy, vào lối canh tư, ngài bỗng
thấy ánh sáng lạ từ xa xẹt đến chiếu mình ngài. Ngài liền nhắm theo tia
sáng mà đi. Đi được năm mươi dặm thời đến một dãy núi, dưới chân núi
có khe, phía Bắc của khe có ngõ đá. Nơi ngõ có hai đồng tử đứng chực
sẵn xưng tên là Thiện Tài và Nan Đà. Hai đồng tử dắt
ngài đến một ngôi chùa to, trên bảng đề hiệu “Đại Thánh Trúc
Lâm Tự”, đất vàng, cây báu rất trang nghiêm. Giống
hệt như cảnh đã thấy trong bát cháo lúc trước.
Ngài vào chùa, lên giảng đường, thấy phía Tây thời
đức Văn Thù, phía Đông thời đức Phổ Hiền, hai vị đại Bồ
Tát đều ngự trên tòa cao lớn, đương thuyết pháp cho một vạn vị Bồ
Tát.
Ngài Pháp Chiếu cung kính đến trước
tòa đảnh lễ rồi bạch rằng : “Phàm phu thời mạt pháp, cách Phật
đã xa, chướng sâu nghiệp nặng, phước mỏng trí cạn. Dầu sẵn đủ Phật
tánh, nhưng không sao phát hiện được. Phật pháp quá mênh mông,
chưa rõ nên tu pháp môn nào cho thích hợp ?”.
Đức Văn Thù dạy : “Nay ông niệm Phật chính
là phải lúc. Các môn tu hành không môn nào qua
môn niệm Phật cả. Rồi thêm cúng dường Tam Bảo, gồm tu cả
phước và huệ. Hai môn này rất là thiết yếu.
Tu “Phước” là cúng dường. Tu “Huệ” là niệm Phật.
Về thuở quá khứ, nhờ quán Phật, niệm Phật, cúng
dường Phật, mà ta chứng đặng Nhứt thiết chủng trí.
Vì thế nên tất cả các pháp môn : Bát
nhã Ba-la-mật, thậm thâm thiền định, đến như Phật cũng đều từ niệm
Phật mà sanh. Do đây nên biết, “niệm Phật là vua trong các pháp môn”.
Ngài Pháp Chiếu bạch : “Nên niệm Phật như
thế nào ?”.
Đức Văn Thù dạy : “Hướng Tây của thế giới này
có Đức Phật A Di Đà, giáo chủ cõi Cực Lạc. Nguyện
lực của Đức Phật ấy không thể nghĩ bàn. Ông nên chuyên niệm Đức
Phật A Di Đà cho được không gián đoạn, đến lúc lâm
chung quyết định vãng sanh, vĩnh viễn không thoái chuyển đạo
Vô thượng”.
Dứt lời, hai vị Đại Thánh đồng đưa tay vàng
xoa đầu ngài Pháp Chiếu mà phán rằng : “Nhơn vì ông niệm Phật,
không bao lâu ông sẽ chứng quả Vô thượng Bồ-đề. Nếu thiện nam
tín nữ nào nguyện mau thành Phật, không gì qua niệm Phật. Niệm Phật quyết
mau chứng quả Vô thượng Bồ-đề”.
Hai Đại Thánh thọ ký xong,
ngài Pháp Chiếu vui mừng đảnh lễ, rồi từ tạ lui ra.
Hai đồng tử đưa ngài ra khỏi ngõ chùa, ngài
ngước đầu ngó lại, bỗng người, cảnh đều biến mất. Ngài bèn dựng đá đánh dấu chỗ
ấy rồi trở về chùa Phật Quang.
Đến ngày 13 tháng Tư, ngài đi cùng năm mươi vị Tăng, đồng
đến hang Kim Cương thành tâm đảnh lễ danh hiệu của
35 Đức Phật. Ngài Pháp Chiếu lễ vừa được 10 bận, bỗng tự thấy
hang Kim Cương rộng lớn trang nghiêm thanh tịnh, có cung điện
bằng lưu ly, thấy đức Văn Thù cùng đức Phổ Hiền đồng
ngự trong ấy.
Hôm khác, ngài Pháp Chiếu đi riêng một
mình đến hang Kim Cương cầu nguyện cho thấy Đại Thánh,
rồi gieo mình rập lạy. Ngài bỗng thấy Thánh Tăng tự giới thiệu là Phật
Đà Ba Lợi dắt ngài vào một viện, bảng đề “Kim Cương Bát Nhã Tự”.
Toàn viện báu đẹp trang nghiêm ánh sáng chiếu lấp lánh.
Dầu đã nhiều lần thấy sự linh dị, nhưng ngài vẫn chưa
thuật với ai cả.
Tháng Chạp năm ấy, ngài nhập đạo tràng niệm
Phật nơi chùa Hoa Nghiêm. Ngài tuyệt thực nguyện vãng
sanh Tịnh Độ. Đến ngày thứ bảy, đầu hôm, đương lúc niệm Phật, ngài thấy một Thánh
Tăng vào bảo rằng : “Ông đã được thấy cảnh giới ở Ngũ Đài
Sơn, sao ông không truyền cho đời được cùng biết !”. Nói xong, Thánh
Tăng liền ẩn.
Rạng đông, ngài lại thấy Thánh Tăng vào bảo
như hồi đầu hôm. Ngài mới đáp : “Chẳng phải là tôi có lòng dấu kín Thánh đạo,
chỉ sợ rằng nói ra người đời không tin mà sanh sự chê bai thôi !”.
Thánh Tăng bảo : “Đức Đại Thánh Văn
Thù hiện tại ở Ngũ Đài mà còn không khỏi có người hủy báng.
Ông nên đem các căn giới mà ông được thân thấy ở Ngũ giới, truyền khắp với mọi
người, làm cho mọi người được nghe biết mà phát Bồ-đề tâm”.
Ngài Pháp Chiếu tuân lời, nhớ kỹ lại những sự
đã thấy, rồi chép ra truyền cho mọi người.
Năm sau, ông Thích Huệ Tùng với chư Tăng chùa Hoa
Nghiêm đi cùng ngài Pháp Chiếu đến hang Kim Cương lễ
Phật, rồi đến chỗ dựng đá lúc trước để chiêm ngưỡng cựu tích. Mọi
người đương ngưỡng vọng ngậm ngùi, bỗng đồng nghe tiếng hồng
chung từ vách đá vang ra, tiếng chuông ngân nga, nhặt khoan rành
rẽ. Ai nấy đều lấy làm lạ và đồng công nhận những lời thuật
của ngài Pháp Chiếu là thật.
Nhơn vì muốn người đời phát đạo tâm,
nên Tăng chúng khắc sự tích của ngài Pháp Chiếu được
thấy vào vách đá.
Ít năm sau, chư Tăng lại dựng một kiểng chùa
ngay nơi chỗ ngài Pháp Chiếu đánh dấu, để hiệu là “Trúc Lâm tự”, nơi
mà ngài Pháp Chiếu được đức Văn Thù cùng đức Phổ Hiền
giảng dạy và thọ ký lúc trước.
TỨ TỔ
PHÁP CHIẾU ĐẠI SƯ
Trích ở những bộ:
“Tống Cao Tăng Truyện”,
“Lạc Ban Văn Loại”
Pháp Chiếu Đại sư ban đầu ngài ở chùa Vân Phong tại
Hoành Châu chuyên cần tu tập.
Năm Đại Lịch thứ tư nhà Đường, ngài mở đạo
tràng niệm Phật tại chùa Hồ Đông. Ngày khai hội, cảm đến mây
lành giăng che, trong mây hiện cung điện, Đức A Di Đà Phật và Quan
Thế Âm, Đại Thế Chí hiện thân vàng sáng chói cả hư không.
Khắp thành Hoành Châu, nam nữ già trẻ đều đặt bàn thắp
hương đảnh lễ.
Do Phật và Bồ Tát hiện thân như thế,
nên mọi người đều phát tâm tinh tấn hành đạo. Đạo
tràng này, ngài khai được năm hội.
Năm Đại Lịch thứ năm, ngài được gặp Văn Thù và Phổ Hiền hai vị đại Bồ Tát tại chùa “Đại Thánh Trúc Lâm tự” ở Ngũ Đài Sơn. Hai vị Bồ Tát khuyên ngài gắng chuyên chí nơi Pháp môn niệm Phật để giáo hóa mọi người, đồng thọ ký cho ngài sẽ được vãng sanh Cực Lạc và mau chứng quả Vô thượng Bồ-đề.
Triều vua Đức Tông, ngài mở đạo
tràng niệm Phật ở Tinh Châu cũng được năm hội.
Mỗi đêm khuya, vua và người trong cung thường nghe vẳng
tiếng niệm Phật rất thanh. Nhà vua bèn sai người theo tiếng mà tìm và
sau khi biết đó là tiếng niệm Phật ở đạo tràng tại Tinh
Châu. Nhà vua bèn phái sứ giả mang lễ thỉnh ngài vào triều.
Ngài mở đạo tràng niệm Phật tại hoàng
cung cũng được năm hội. Vì thế nên người đời gọi là “Ngũ Hội Pháp sư”.
Một hôm, đang lúc định tâm niệm Phật, bỗng
có một vị Thánh Tăng hiện đến bảo ngài rằng: “Tòa sen báu của Pháp
sư đã hoàn thành. Ba năm sau thời hoa nở”. Dứt lời, Thánh
Tăng liền ẩn.
Đúng ba năm sau, ngài hội đại chúng lại mà dặn
rằng: “Ta về Cực Lạc, mọi người phải gắng tinh tu”.
Dặn bảo xong, ngài ngồi ngay mà tịch.
LỜI PHỤ. – Đức Văn Thù Bồ Tát dạy : “Các môn tu hành, không
môn nào qua môn niệm Phật cả”. Và ngài lại dạy : “Niệm Phật là vua trong các pháp môn”.
Ngẫm lời Bồ Tát, nếu chúng ta, người thời mạt pháp, ai là người phát Bồ-đề tâm : “Cầu thành Phật nguyện độ sanh”, đều phải tuân lời Bồ Tát mà tu niệm Phật. Vì “niệm Phật thời mau thành Phật”. Lời của hai Đại Thánh phán khi xoa đầu ngài Pháp Chiếu.
Nên niệm như thế nào ? Bồ Tát dạy : “Chuyên niệm Đức Phật A Di Đà cho được không gián đoạn”.
Ta nên chú trọng nơi “chuyên niệm” và “không gián đoạn”, vì đó là công phu phải có nơi người niệm Phật.
“Chuyên niệm” tức là chỉ thuần niệm Phật không xen tạp việc khác, mà cũng không cho tâm móng tưởng sự khác.
“Không gián đoạn” là danh hiệu của Phật, luôn luôn tiếp tục nơi tâm, Tổ Thiện Đạo và Liên Trì Đại sư gọi là “tương tục” cũng gọi là “bất niệm tự niệm”. Đây là kết quả của “chuyên niệm” và là khởi điểm của “nhứt tâm bất loạn” hay “niệm Phật Tam muội”. Niệm Phật được “không gián đoạn” thời đã được bảo đảm vãng sanh chứng bậc bất thoái. Nếu được “nhứt tâm” hay chứng “Tam muội” thời phẩm vị cao hơn.
52.- VĂN THÙ SƯ LỢI
dạy THIỆN TÀI về “TÍN-CĂN”
để thành tựu hạnh PHỔ-HIỀN và NHẬP PHÁP GIỚI được viên mãn.
39. The Transformation Buddha Atop the Crown Hand and Eye
Đảnh-Thượng Hóa-Phật Thủ Nhãn ấn pháp
Diễn Giảng
PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Ngày 12 tháng 5 năm 1991
KINH: Y lời dạy của Di Lặc Bồ Tát,
Thiện Tài đi qua hơn một trăm mười thành đến nước Phổ Môn, thành Tô Ma Na…
GIẢNG: Tôi vẫn nói con số 100 và con số
10 trong Hoa Nghiêm tượng trưng cho vô số, tức là Thiện Tài đi qua rất nhiều
nơi, làm rất nhiều hạnh nguyện, đến nước Phổ Môn, là một nơi “cùng
khắp,” thành Tô Ma Na, (chữ này chắc có cái nghĩa cũng lớn
lao, nhưng rất tiếc tôi không có dịp tìm tòi để giảng cho quí vị).
KINH: Ở nơi cửa thành suy tìm Văn
Thù Sư Lợi trông được gặp gỡ kính thờ…
GIẢNG: Khi Thiện Tài đến cửa thành,
trông chờ ngài Văn Thù Sư Lợi, một vị thấy đã gia trì cho Thiện Tài trong cuộc
hành trình cầu đạo. Chỗ này có một điều lạ là ngài Văn Thù Sư Lợi không hiện
ra, mà ngài chỉ đứng rất xa, dơ tay quán đảnh, sờ đầu Thiện Tài.
KINH: Bây giờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát từ
xa đưa tay hữu qua khỏi một trăm mười do tuần áp lên đầu Thiện Tài mà nói
rằng: Lành thay, lành thay, này thiện nam tử, nếu rời tín căn thời tâm yếu kém,
lo sợ ăn năn công hạnh chẳng tròn đủ…
GIẢNG: Ngài Văn Thù Sư Lợi hơi khác
với những thiện tri thức trước là ngài không hiện thân, ngài đứng rất xa vươn
tay hữu xoa đầu Thiện Tài, cũng như lối truyền tâm ấn cho Thiện Tài. Thường
thường các ngài dùng tay hữu, như sau này đến ngài Phổ Hiền cũng dùng tay hữu
xoa đầu Thiện Tài. Những vị cao như vậy mới có thể nói truyền tâm ấn, hay ấn
chứng cho đệ tử được.
Việc truyền tâm ấn rất quan trọng và
có một ý nghĩa sâu xa khôn lường, mà người được truyền tâm ấn lúc ấy tâm thức
cũng được chuyển hóa, biến đổi. Nhưng thời này, tà sư nổi lên bời bời như cát
bụi, chỗ nào cũng có vụ truyền tâm ấn tập thể hay điểm đạo cho cả chục người,
trăm người. Và dĩ nhiên chỉ là đại vọng ngữ.
Khi ngài Văn Thù vươn tay hữu qua khỏi
một trăm mười do tuần (cũng tượng trưng cho sự vô biên công hạnh), sau
khi xoa đầu Thiện Tài ngài khuyên nên trở về chỗ cũ, trở về căn đầu tiên là tín
căn, chứ ngài không nói gì cao siêu khó hiểu, vì tín căn là mẹ các công đức.
KINH: Thối thất tinh cần, nơi một
thiện căn sanh lòng trụ trước, với chút ít công đức đã cho là đủ.
GIẢNG: Nếu ta ít tín căn, mỗi khi chỉ
cần làm một chút thôi thì đã vội cho là đủ, như bố thí một chút đã cho rằng ta
có đủ công đức lắm rồi, chẳng cần tu thêm gì nữa, vì vậy, cần phải có tín căn
sâu chắc, như gốc cây nở ra các hoa công đức. Ngài Văn Thù chỉ nói đơn sơ nhưng
thần lực của ngài gia trì cho Thiện Tài lại rất lớn.
KINH: Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tuyên nói
pháp ấy cho Thiện Tài được lợi ích hoan hỷ thành tựu vô số pháp môn.
GIẢNG: Ngài nói đơn sơ thế nhưng vì sự
gia trì của ngài cùng các thiện căn của Thiện Tài, nên Thiện Tài thành tựu được
nhiều pháp môn.
KINH: Đầy đủ vô lượng đại trí quang
minh, khiến được Bồ Tát vô biên tế đà la ni, vô biên tế nguyện, vô biên tế tam
muội, vô biên tế thần thông, vô biên tế trí, khiến vào đạo tràng Phổ Hiền hạnh.
GIẢNG: Lúc này Thiện Tài đã vào được
biển căn bổn giác nên ngài thành tựu nhiều pháp môn ghê gớm.
KINH: Lại để Thiện Tài ở tại chỗ cũ,
Văn Thù Sư Lợi Bổ Tát nhiếp thần lực chẳng hiện ra.
GIẢNG: Lúc bấy giờ ngài Văn Thù khuyên
Thiện Tài đến ngài Phổ Hiền tức là viên mãn được Phổ Hiền hạnh nguyện, đồng
thời đắc những thần thông đại tự tại lực. Xin quí vị nghe kỹ những trang kinh
sau nói về ngài Phổ Hiền, để xem ngài Thiện Tài nhập pháp giới như thế nào…
ĐẠI
PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA
NGHIÊM KINH
Phẩm
Nhập Pháp Giới
Thứ ba
mươi chín
Hán Dịch:
Ðại Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà
Việt Dịch: Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
52.- VĂN THÙ SƯ LỢI
Y lời dạy của Di-lặc Bồ-Tát, Thiện-Tài đi qua hơn một trăm
mười thành đến nước Phồ-Môn, thành Tô-Ma-Na, ở nơi cửa thành suy
tìm VĂN THÙ SƯ LỢI, trông được gặp gỡ kính thờ.
Bây giờ Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát từ xa đưa tay hữu qua khỏi một
trăm mười do-tuần áp trên đầu Thiện-Tài mà nói rằng:
Lành thay! Lành thay! Nầy Thiện-nam-tử! Nếu rời TÍN-CĂN thời
tâm yếu kém, lo sợ ăn-năn công-hạnh chẳng tròn đủ, thối thất tinh-cần, nơi một
thiện-căn sanh lòng trụ trước, với chút ít công-đức đã cho là đủ. Chẳng thể
phát khởi hạnh nguyện, chẳng được thiện-tri-thức nhiếp thọ, chẳng được Như-Lai
ức niệm, chẳng biết được pháp-tánh như vậy, lý-thú như vậy, pháp-môn như vậy,
công-hạnh như vậy, cảnh-giới như vậy, đều không thể biết khắp, biết nhiều, tột
nguồn đáy, hiểu rõ, xu nhập giải-thoát, phân-biệt, chứng biết, chứng đắc, tất
cả điều trên đây đều không thể được.
Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát tuyên nói pháp ấy cho Thiện-Tài được lợi
ích hoan-hỷ thành-tựu vô-số pháp-môn, đầy đủ vô-lượng đại-trí quang-minh, khiến
được Bồ-Tát vô-biên-tế đà-la-ni, vô-biên-tế nguyện, vô-biên-tế tam-muội,
vô-biên-tế thần-thông, vô-biên-tế trí, khiến vào đạo-tràng phổ-hiền-hạnh.
Lại để Thiện-Tài ở tại chỗ cũ, Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát nhiếp thần-lực chẳng hiện.
Comments
Post a Comment