TRÍ HÚC ĐẠI SƯ
Cúi lạy A Di Đà
Thần chú dứt gốc nghiệp
Cùng Quan Âm, Thế
Chí
Hải chúng Bồ Tát Tăng
Con mê bổn trí quang
Vọng đọa luân hồi khổ
Nhiều kiếp không tạm ngừng
Không được cứu được nương
Nay được thân là người
Vẫn nhằm đời trược loạn
Dầu lại dự Tăng luân
Mà chưa nhận pháp lưu
Mục kích chánh pháp suy
Muốn chống, sức chưa đủ
Chỉ vì từ đời trước
Chẳng tu thắng thiện
căn
Nay tâm con quyết định
Cầu sanh Cực Lạc quốc
Rồi ngồi thuyền bổn nguyện
Nếu con không vãng
sanh
Thật khó toại bổn nguyện
Vì vậy với Ta Bà
Quyết định phải thoát
lìa
Cũng như người bị trôi
Trước cầu mau đến bờ
Sau rồi tìm phương thế
Ra vớt người giữa dòng
Nay con chí thành tâm
Thâm tâm, hồi hướng tâm
Đốt cánh tay ba liều
Kết tịnh đàn một thất
Chuyên trì chú vãng
sanh
Chỉ trừ giờ ăn ngủ
Đem công đức tu
này
Cầu quyết sanh Cực Lạc
Nếu con thoái bổn nguyện
Quên tưởng về Tây
phương
Thì liền đọa địa ngục
Để mau biết ăn năn
Thề chẳng luyến nhơn, thiên
Cùng vô vi Niết-bàn
Ngưỡng nguyện Phật oai
thần
Lực, vô úy, bất cộng
Tam bảo đức vô
biên
Gia bị Trí Húc này
Chiết phục khiến bất
thoái
Nhiếp thọ cho tăng trưởng.
BẠT NHỨT-THIẾT NGHIỆP-CHƯỚNG CĂN BỔN
ĐẮC SANH TỊNH-ĐỘ ĐÀ-RA-NI
Nam-mô a di đa bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa điệt dạ tha.
A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ, A di rị đa
tỳ ca lan đế, A di rị đa tỳ ca lan đa, Dà di nị dà dà na, Chỉ đa ca lệ ta bà
ha.
CỬU TỔ
TRÍ HÚC ĐẠI SƯ
Trích ở bộ : “Linh Phong Tông Luận”
Trí Húc Đại sư, người Ngô Huyện, họ Chung tự Ngẫu
Ích.
Thân phụ thọ trì chú Đại Bi, nằm mộng thấy Quan
Thế Âm Bồ Tát trao cho một đứa trẻ trai, mà sanh ra ngài.
Thuở thiếu niên ngài học Nho, từng viết sách
bác Phật. Sau khi được đọc bộ “Trúc Song Tùy Bút” của Liên Trì Đại sư,
ngài liền đốt quyển sách bác Phật. Năm 20 tuổi, ngài đọc Kinh Địa Tạng
Bổn Nguyện, phát tâm xuất thế, mỗi ngày niệm Phật.
Năm Thiên Khải thứ nhứt, tuổi hai mươi bốn,
sau khi nghe một Pháp sư giảng Kinh, ngài sanh nghi tình, mới dụng
tâm tham cứu. Ít lúc sau, được tỏ ngộ, ngài bèn đóng cửa thất ở
Ngô Giang. Xảy mang bệnh nặng, khi ngọa bệnh, ngài nhứt tâm cầu
sanh Tịnh Độ. Bệnh bớt, ngài kết đàn trì chú vãng sanh.
Ngài làm kệ phát nguyện:
Cúi lạy A Di Đà
Thần chú dứt gốc nghiệp
Cùng Quan Âm, Thế
Chí
Hải chúng Bồ Tát Tăng
Con mê bổn trí quang
Vọng đọa luân hồi khổ
Nhiều kiếp không tạm ngừng
Không được cứu được nương
Nay được thân là người
Vẫn nhằm đời trược loạn
Dầu lại dự Tăng luân
Mà chưa nhận pháp lưu
Mục kích chánh pháp suy
Muốn chống, sức chưa đủ
Chỉ vì từ đời trước
Chẳng tu thắng thiện
căn
Nay tâm con quyết định
Cầu sanh Cực Lạc quốc
Rồi ngồi thuyền bổn nguyện
Nếu con không vãng
sanh
Thật khó toại bổn nguyện
Vì vậy với Ta Bà
Quyết định phải thoát
lìa
Cũng như người bị trôi
Trước cầu mau đến bờ
Sau rồi tìm phương thế
Ra vớt người giữa dòng
Nay con chí thành tâm
Thâm tâm, hồi hướng tâm
Đốt cánh tay ba liều
Kết tịnh đàn một thất
Chuyên trì chú vãng
sanh
Chỉ trừ giờ ăn ngủ
Đem công đức tu
này
Cầu quyết sanh Cực Lạc
Nếu con thoái bổn nguyện
Quên tưởng về Tây
phương
Thì liền đọa địa ngục
Để mau biết ăn năn
Thề chẳng luyến nhơn, thiên
Cùng vô vi Niết-bàn
Ngưỡng nguyện Phật oai
thần
Lực, vô úy, bất cộng
Tam bảo đức vô
biên
Gia bị Tri Húc này
Chiết phục khiến bất
thoái
Nhiếp thọ cho tăng
trưởng.
BẠT NHỨT-THIẾT NGHIỆP-CHƯỚNG CĂN BỔN
ĐẮC SANH TỊNH-ĐỘ ĐÀ-RA-NI
Nam-mô a di đa bà dạ, Đa tha dà đa dạ, Đa điệt dạ tha.
A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ, A di rị đa
tỳ ca lan đế, A di rị đa tỳ ca lan đa, Dà di nị dà dà na, Chỉ đa ca lệ ta bà
ha.
Về sau, Đại sư rộng truyền giáo pháp
Thiên Thai ở các nơi: Ôn Lăng, Chương Châu, Thạch Thành, Thành Khê, Trường
Thủy và Tân An, rồi về dưỡng lão ở Linh Phong.
Đương thời, những nhà tu Thiền các nơi,
phần đông cho pháp môn Tịnh độ là quyền giáo, phàm gặp người niệm
Phật, ắt bảo tham cứu chữ “Thùy (ai)?”. Riêng mình Đại sư cho
rằng: Trì hồng danh chính là “tâm tông viên đốn”.
Ông Trác Tả Xa, một nhà tu thiền, gạn: “Thế
nào là “hướng thượng nhứt lộ” của môn niệm Phật? Thế nào là rời tứ cú, tuyệt
bách phi? Cực tắc rốt sau cả của người niệm Phật là gì? Gì là một dùi
sau ót của kẻ hào hoa hư ngụy?
Trông mong Hòa thượng dẹp duy tâm Tịnh
độ, tự tánh Di Đà qua một bên. Thân kiến Như Lai cảnh
giới nói mau một phen, để chấn động Đại thiên thế giới”.
Đại sư đáp: “Hướng thượng nhứt trước” chẳng phải
là Thiền chẳng phải Tịnh. Vừa nói đến tham cứu, đã là quyền tạm vì kẻ hạ
căn rồi. Nếu quả thiệt bậc đại trượng phu tự nên tin chắc “thị
tâm tác Phật, thị tâm thị Phật”. Nếu có một niệm cách với Phật thời chẳng
đặng gọi là “niệm Phật Tam muội”. Nếu niệm niệm không trở cách
với Phật, thời cần gì gạn hỏi là “ai?”.
Còn Cực tắc của môn Tịnh độ là: không
có Phật ngoài niệm làm sở niệm của niệm, cũng không có niệm ngoài Phật năng niệm
nơi Phật. Chính lúc hạ thủ, toàn thân lấn vào rời tứ
cú tuyệt bách phi.
Chỉ thấy được quang minh của Đức A Di
Đà Phật, chính là thấy thập phương vô lượng chư Phật. Chỉ sanh về Cực
Lạc Tây phương, chính là sanh khắp vô lượng Tịnh Độ, đây là
“hướng thượng nhứt lộ” của môn niệm Phật.
Nếu bỏ A Di Đà hiện tiền mà đi
nói tự tánh Di Đà, bỏ Tây phương Cực Lạc mà đi nói duy
tâm Tịnh độ, đó là “hào hoa hư ngụy”.
Kinh dạy: “Tam Hiền, Thập Thánh còn ở quả
báo, chỉ một mình Phật là thật ở Tịnh độ”, lời này là “một dùi sau ót
đấy”.
Chỉ tin chắc được môn niệm Phật này, rồi
nương tín khởi nguyện, nương nguyện khởi hạnh, thời niệm niệm lưu
xuất vô lượng Như Lai, ngồi khắp vô lượng thế giới ở mười
phương mà chuyển đại pháp luân, chiếu xưa suốt nay, chẳng phải là việc
ngoài phần mình, há lại chỉ chấn động Đại thiên thế giới mà
thôi ư?”
Đại sư từng dạy rằng: “Pháp môn niệm Phật không
có gì lạ lùng cả, chỉ tin chắc rồi cố sức thực hành thôi”.
Phật dạy: “Nếu người nào niệm một Đức Phật A
Di Đà, đây gọi là “Vô Thượng Thâm Diệu Thiền”. Tổ Thiên
Thai bảo: “Bốn môn Tam muội đồng tên niệm Phật. Niệm
Phật Tam muội là vua trong các môn Tam muội”.
Tổ Vân Thê nói: “Một câu A Di Đà Phật gồm
hết tám giáo, nhiếp cả năm tông”.
Đáng tiếc người thời nay xem niệm Phật là việc
tầm thường cho là công phu của hàng ngu phu ngu phụ. Do đó
mà lòng tin không chắc, không cố sức thực hành, trọn ngày lơ lơ
nên rồi tịnh nghiệp không thành.
Phải biết rằng một niệm hiện tiền đây vốn tự
rời tứ cú tuyệt bách phi, chẳng cần tác ý rời tuyệt.
Chính hiện tiền một câu Phật đương niệm đó cũng vốn siêu tình ly kiến,
nhọc gì nói diệu nói huyền. Chỉ quý là tin cho chắc, giữ cho vững, rồi niệm đi.
Hoặc ngày đêm mười vạn câu, bảy vạn câu, hoặc năm vạn, ba vạn, phải quyết
định chẳng cho thiếu, thề trọn đời không biến đổi. Đúng
như vậy mà không được vãng sanh Tịnh độ thời tam thế
chư Phật là vọng ngữ. Được vãng sanh rồi thời trụ bậc bất
thoái, tất cả pháp môn đều lần lượt hiện tiền.
Rất kỵ này vầy mai khác. Gặp người nghĩa học thời
muốn học văn luận, gặp nhà tu thiền lại mong tham mong cứu, gặp người trì
luật thời mộ khất thực trì bát... Như vậy thì ắt không
rồi việc gì, trong tâm lăng xăng đủ sự.
Chẳng ngờ: niệm A Di Đà Phật đặng thành
thục, thời Tam tạng giáo lý gồm trong đó; một nghìn bảy trăm công
án cơ quan hướng thượng cũng ở trong đó; ba nghìn oai nghi,
tám vạn tế hạnh, tam tụ tịnh giới cũng không ra ngoài câu Phật.
Người chơn thật niệm Phật: trong thì quên
thân, ngoài quên cảnh, đó là “đại bố thí”; không sanh lòng tham, sân, si
là “đại trì giới”; chẳng chấp thị phi nhơn ngã là “đại nhẫn
nhục”; niệm Phật không gián đoạn là “đại tinh tấn”; vọng
tưởng không móng khởi là “đại thiền định”; không bị sự khác và pháp
khác làm mê lầm là “đại trí huệ”.
Thử kiểm điểm lấy mình, nếu chưa quên được thân
tâm thế giới, còn tham, sân, si, còn thị phi nhơn ngã, còn gián
đoạn, còn vọng tưởng tạp niệm, còn bị việc khác môn khác lôi kéo, thời
chưa phải là “chơn thật niệm Phật”.
Muốn đến cảnh giới nhứt tâm bất loạn cũng
không phải là có phương cách gì khác lạ, lúc mới tập niệm phải dùng
xâu chuỗi ghi số rành rẽ định chắc thời khóa quyết định không thiếu.
Lâu lâu thuần thục, không niệm mà vẫn tự niệm, bấy
giờ ghi số hay không ghi số, đều đặng. Nếu ban đầu vội muốn viên
dung tự tại, muốn vô tướng, thời ắt niệm lực khó thành; đây
là vì tin không chắc nên thực hành không cố gắng.
Tha hồ cho ai giảng suốt mười hai phần
giáo, Tam tạng Kinh điển, cùng thấu cả nghìn trăm công án cũng
chỉ là việc bên bờ sanh tử mà thôi. Đến phút lâm chung quyết
định dùng không đặng .
Lời răn của Đại sư rất hiệp với lời dạy của Nhị Tổ: “Chuyên tu thời mười người vãng sanh cả mười. Còn tạp hạnh, nghìn khó được một giải thoát”.
Ôi! Tông thời thấu nghìn trăm công án. Giáo thời suốt tam tạng kinh điển, người như thế rất hy hữu, mà Đại sư còn cho là việc nơi bờ sanh tử, đến lúc lâm chung trọn dùng không được thay, huống là kẻ kinh giáo qua loa, tông
chỉ chẳng thấu ư! Huống là kẻ cả năm lăng xăng tạp hạnh ư! Cổ đức nói: “Sở vị tu hành, nguyện lai kết nghiệp”. Chúng ta nên tự tỉnh tự xét, phải sớm chuyên tu mới được.
Năm Thuận Trị thứ 11, nhà Thanh, mùa Đông, Đại
sư có bệnh. Ngài dặn các đệ tử: sau khi trà tỳ, tán xương trộn bột
chia thí cho cá chim để kết duyên Tịnh độ với chúng nó.
Sang năm, ngày 21 tháng Giêng, Đại sư sáng sớm
dậy, khỏe khoắn tươi tỉnh như không bệnh. Đến giờ ngọ, Đại
sư ngồi kiết già trên giường, xoay mặt về hướng Tây chắp
tay mà tịch, thọ 57 tuổi.
Sau khi Đại sư tịch ba năm, các môn nhơn hội
lại định y pháp trà tỳ. Lúc mở nắp khánh, thời thấy toàn thân của Đại
sư vẫn nguyên vẹn, tóc ra dài phủ mép tai, sắc mặt như sống.
Đại chúng không nỡ tuân lời của Đại sư dặn, mới xây tháp thờ ở Linh Phong.
Dưới đây là một nhà Sư cận đại sa vào chỗ hại của
các Tổ đã răn dạy, trích ở “Ấn Quang Văn
Sao”
SƯ NGỘ KHAI
Sư Ngộ Khai, một pháp hữu của Ấn
Quang Đại sư, vốn là người có căn trí, song tánh Sư cao vọng và háo thắng. Ban
sơ, Sư tham cứu Thiền tông, khinh thường Tịnh độ. Ít lúc sau, nhờ
Thông Trí Pháp sư khai thị, Sư lần để tâm nơi Tịnh độ.
Dầu Sư đã có lòng tin Pháp môn Tịnh độ, song hành trì không
chuyên, tâm cao vọng không bớt, Ấn Quang Đại sư từng khuyên nhắc: nên
thấp mình chuyên tu. Nhưng vẫn không thể vãn hồi tâm chấp định của
Sư.
Sau một thời gian đó đây giảng diễn, Sư
mang bệnh bèn trở về Phổ Đà. Vừa về đến núi, cùng sư huynh là
Sư Nguyên Thông chuyện vãn thăm nom. Hàn huyên chưa dứt, Sư đã mệt mỏi chẳng
nói ra lời. Sau giờ ngọ ngày kế thì Sư mất. Trọn không có chút điềm
lành, cũng không một điểm tốt nào đủ chứng nghiệm là vãng sanh hay giải
thoát cả.
Ôi! Câu: “Nghìn người khó có một giải thoát”, lời của
Nhị Tổ và câu: “Chỉ là việc sanh tử, đến lúc lâm chung trọn dùng
không được”, lời của Cửu Tổ, phải chăng là những nhát búa cho hạng tạp
hạnh, phải chăng là những tiếng sấm bên tai các bậc tài
trí!
Mặc Am Đại sư, một đại Thiền sư và cũng là một đại Giảng sư triều Thanh, lúc lâm chung hỏi đại chúng rằng: “Thế nào gọi là giải thoát?”. Không ai đáp được, Đại sư cười bảo: “Chẳng chi bằng bắt chước ông lão mụ già ăn chay, niệm Phật già dặn là được”.
ĐƯỜNG VỀ CỰC LẠC
HT Thích Trí Tịnh
Comments
Post a Comment