PHÁP NHÂN


Ta cùng Di Đà vẫn không hai
Hai cùng không hai đều lìa ngay.
Như thế ta thấy Vô Lượng Quang
Đạo cảm ứng giao khó nghĩ bàn!



Pháp Nhân thiền sư, tự Khóa Tâm, họ cố, quê ở Minh Châu, huyện Từ Khê. Ngài học với Pháp sư Thảo Am Nhân, lãnh thọ hết yếu chỉ, nên được người đương thời xưng tặng là Tiểu Am Nhân.

Sau thiền sư chủ trì chùa Quảng Thọ ba mươi năm, tuy ngộ Thiền tông, nhưng lại hướng về Tịnh độ. Ngoài thời tu, ngài thường giảng diễn kinh pháp, trọn đời chưa từng bước chân đến cửa nhà quyền quý. Của đàn tín cúng dường, nếu không khước từ được, thiền sư chỉ nhận một ít phần. Ngôi tịnh thất cư trú quá đơn sơ, có kẻ khuyên cất sửa lại, ngài nói: “Thân nầy hãy còn vô thường bận tâm chi nhiều đến ngoại vật!”

Vào tháng tám năm Thiệu Hy thứ tư đời Tống, thiền sư nhiễm bịnh, trong định thấy cảnh Tịnh độ và hai vị Bồ Tát. Xuất định, ngài gọi môn đồ nói: “Đạo tràng Pháp Hoa hiện ra rất trang nghiêm, cùng với chỗ ta thấy lúc bình thời khác nhau xa lắm! Các con cố gắng, thầy sắp đi đây!” Liền dạy họp chúng lại tụng Quán kinh, niệm Phật. Một vị tăng xin lưu kệ, thiền sư cầm bút viết lẹ rằng:

 

Ta cùng Di Đà vẫn không hai
Hai cùng không hai đều lìa ngay.
Như thế ta thấy Vô Lượng Quang
Đạo cảm ứng giao khó nghĩ bàn!

 

Viết xong buông bút, ngồi ngay thẳng kiết ấn mà vãng sanh.

Đồng thời, có Hiển Siêu thượng nhơn, người ở Bác Châu, thọ chú pháp uế Tích Kim Cang với Kim Tổng Trì Tam Tạng. Thượng nhơn thường dùng chân ngôn ấy cứu bịnh giải oan, được của cúng dường đến năm vạn xâu tiền, đều đem dâng vào kho thường trụ chùa Vĩnh Thọ. Tất cả công đức trì chú độ người, ngài hồi hướng cầu sanh Tịnh độ.

Sau thượng nhơn cảm bịnh nhẹ, thấy hoa sen đầy khắp hư không, âm nhạc nổi lên vi diệu, Phật và Bô Tát hiện thân đến rước. Hàng đệ tử tăng tục gieo mình đảnh lêễ khóc thương cầu xin lưu thọ để cứu khổ chúng sanh. Các cảnh tướng Tịnh độ lần lần ẩn mất. Ngài lại sống thêm mười lăm năm nữa, dùng chân ngôn cứu người. Một hôm, thượng nhơn bỗng nghe nhạc trời hương lạ ngước nhìn lên, Phật và thánh chúng đều hiển hiện giữa hư không, thánh cảnh lại hiện ra thù thắng hơn trước. Ngài liền từ giã đại chúng, ngồi kiết già xây mặt về Tây mà hóa.

Comments

Popular posts from this blog