MỘT KỸ NỮ


XUÂN


Hoa đẹp lay cành bên gộp đá
Liễu mềm lượn gió trước hiên đông
Hoàng hôn ráng đỏ sau ngàn núi
Đêm lặng trăng soi sáng vạn tòng.

 

HẠ


Sắc biếc che trùm cây cỏ mát
Giải nhơn cười nụ đối gương nga
Hương trầm nhẹ tỏa trong canh vẳng
Ánh ngọc xuyên song thấu trường ngà.

 

THU


Ngàn lau trắng phủ đầm thu bạch
Núi biếc rừng xa lá điểm hồng
Thư nhạn gửi ai người viễn khách?
Giấc vàng chợt tỉnh quạnh phòng không!

 

ĐÔNG


Gió rít mưa reo cài kín cửa
Tuyết bay đêm lạnh khắp giang thành
Trong phòng lò lửa vầy hơi ấm
Sẽ nhắp hương trà vị cúc thanh.




MỘT KỸ NỮ

 

Thời Dân Quốc, một kỹ nữ ở Thượng Hải, chưa được rõ tên họ, gồm đủ những đặc điểm: sắc đẹp, tiếng thanh, đàn hay, hát giỏi. Đương nhơn bản chất lại thông tuệ, có năng khiếu về thi văn. Cô thường ưa ngâm vịnh thi của Tiết Đào, một danh kỹ đời Đường, nhứt là mấy bài cảm thuật về Xuân, Hạ, Thu, Đông như sau:

 

XUÂN


Hoa đẹp lay cành bên gộp đá
Liễu mềm lượn gió trước hiên đông
Hoàng hôn ráng đỏ sau ngàn núi
Đêm lặng trăng soi sáng vạn tòng.

 

HẠ


Sắc biếc che trùm cây cỏ mát
Giải nhơn cười nụ đối gương nga
Hương trầm nhẹ tỏa trong canh vẳng
Ánh ngọc xuyên song thấu trường ngà.

 

THU


Ngàn lau trắng phủ đầm thu bạch
Núi biếc rừng xa lá điểm hồng
Thư nhạn gửi ai người viễn khách?
Giấc vàng chợt tỉnh quạnh phòng không!

 

ĐÔNG


Gió rít mưa reo cài kín cửa
Tuyết bay đêm lạnh khắp giang thành
Trong phòng lò lửa vầy hơi ấm
Sẽ nhắp hương trà vị cúc thanh.

 

Vì Tiết Đào có tài, nên Nam Khang Vương Vi Cảo khi làm Tiết đại sứ ở Tây Xuyên, có dâng biểu tiến cử cho cô làm chức Quân trung Hiệu thơ. Bởi thế người bấy giờ đều gọi Đào kỹ nữ là Hiệu thơ. Cô kỹ nữ nầy lại ưa ngâm vịnh thi của Tiết Đào, nên khách phong lưu cũng tặng cho danh từ thanh nhã là Hiệu thơ.

Đang lúc thanh xuân, một hôm cô bỗng tỉnh ngộ việc trần là ô nhiễm, phát tâm quy y Tam Bảo, nguyện giữ mình nghiêm sạch. Từ đó Hiệu thơ bỏ hết phấn son, chuyên ý tu Tịnh độ, thuê một căn phố ở Hồng Khẩu tại Thượng Hải, đem bà về cùng ở. Trên lầu cô trang hoàng tượng Phật và Bồ Tát, có đủ tràng phan bảo cái cùng đồ thờ cúng đẹp nghiêm, mường tượng như cảnh chùa am thanh tịnh. Mỗi ngày sớm hôm, Hiệu thơ đều lễ bái trì niệm, gót chân ít khi bước ra khỏi cửa. Ngoài số tiền gởi Ngân hàng lấy lời để chi dùng mỗi tháng, cô còn chút ít tài sản riêng, gởi cho người quen là Lương Quân ở Việt Đông nhờ cất giữ giùm.

Đầu tháng hai năm Dân Quốc thứ mười ba, Hiệu thơ sai bà làm công mời Lương Quân đến. Sau khi trà nước xong, cô nói: “Tôi tu hành chưa bao lâu, hân hạnh sớm được giải thoát. Đúng ngày đó tôi sẽ vãng sanh về Tây phương. Số tiền gởi kia, nhờ Tiên sanh trích ra lo liệu giùm việc tang lễ chôn cất, một phần cúng vào chùa để trai tăng kinh sám truy tiến, một phần nữa làm việc phước thiện, mỗi khoản chi dụng là ngần ấy. Ngoài ra còn dư lại bao nhiêu, xin Tiên sanh cũng xử lý giùm cho mẫu thân tôi được an dưỡng trong lúc tuổi già!” Nói xong quì cúi lạy để gởi gấm tạ ơn trước. Lương Quân không dám nhận lễ, đứng tránh sang một bên và nói: “Tôi sẽ hết lòng chu tất mọi việc. Nhưng cô còn đang lúc thanh xuân, sao lại vội thốt chi lời ấy?” Hiệu thơ yên lặng trang nghiêm không đáp, sau một lúc hỏi han thăm viếng, Lương Quân từ giã ra về.

Đúng ngày như đã dự ước, quả nhiên bà làm công đến cho hay, cô vừa không bịnh an lành niệm Phật sanh về Tây phương. Lương Quân nghe xong rơi lệ, ngạc nhiên thở than khen ngợi, vội đến lo việc tang lễ chôn cất. Còn các điều kiện kia, ông cũng phân xử rành rẽ như lời Hiệu thơ đã gởi gấm dặn dò.

 

LỜI BÌNH: -Sanh làm thân nữ, nghiệp duyên đã nặng. Người nữ mà lạc bước phong trần, thật đáng bi cảm, vì duyên nghiệp lại càng nặng hơn. Cho nên: Bến Tầm trăng nước, nghìn sau còn xót điệu tỳ bà! Lầu Thúy sanh ca, muôn thuở vẫn cảm câu bạc mệnh! Tuy nhiên, bể nghiệp mênh mang, quay đầu là bến. Bởi tại sao? Vì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể thành Phật! Như cô Hiệu thơ trên, đang tuổi thanh xuân tỉnh bừng hoa mộng, giữ mình nghiêm sạch gieo giống sen lành. Chưa mấy năm đài báu ghi danh, đúng kỳ hạn an lành thoát tục. Thế mới biết: Pháp môn Tịnh độ hạng người nào cũng có thể kham tu, Vương Long Thơ đã khuyên hàng phong nguyệt. Quê xưa chờ đón, khách ly hương muốn về mau trở gót, Niết Bàn kinh ghi Phật tánh thường hằng. Nguyện xin đồng nhơn, sanh lòng chánh tín!

 

Comments

Popular posts from this blog