CHUNG LY CẨN
Biết được Di Đà, A Di Đà, A Di Đà!
Không biết Di Đà, làm sao mà, làm
sao mà?
Không biết Di Đà, Di Đà ngoài
phương Tây xa
Biểt được Di Đà, Di Đà chỉ tại nhà
ta!
CẢNH DUNG
Cư sĩ Chung Ly cẩn, người đời Tống, quê ở
cối Kê. Bà mẹ là Nhậm phu nhơn tinh tu Tịnh độ, khi lâm chung khuyến tấn ông gắng
niệm Phật. Chung Ly Cẩn từ đó cảm ngộ tu hành, nguyện mỗi ngày kiêm làm hai
mươi điều thiện.
Sau ông làm quan ở Triết Tây, hằng cùng
ngài Tuân Thức ở chùa Từ Vân luận về chỉ yếu vãng sanh, sự tu hành lại càng
tinh tấn. Nhậm phu nhơn có lưu lại tượng Phật bằng gỗ chiên đàn, mà thường đội
trên đầu để hành đạo, cư sĩ cũng tiếp tục noi theo gương của mẹ. Một hôm khi
ông đang chiêm lễ, nơi giữa đôi mày của tượng Phật bỗng buông tuôn ra mấy hột
Xá lợi.
Không bao lâu, ông được thuyên chuyển
làm Tri phủ ở Khai Phong. Đêm nọ, vào lúc canh ba, cư sĩ bỗng thức dậy gọi người
nhà bảo rằng: “Mẹ ta về báo mộng, bảo giở vãng sanh đã đến”. Đoạn, ông dạy nấu
nước tắm gội, thay y phục, ngồi kiết già niệm Phật mà qua đời. Trước đó một
ngày, cả nhà đều mộng thấy Chung Ly Cẩn ngồi trên hoa sen xanh, nhạc TRời vi
nhiễu, nương nơi hư không mà bay về Tây.
Sau khi cư sĩ mãn phần, con ông là Cảnh
Dung làm quan đến chức Triều thỉnh đại phu, cũng thường tụng kinh Quán Vô Lượng
Thọ, tu Niệm Phật tam muội. Không bao lâu, CẢNH DUNG từ quan, về cất am tranh ở
nơi vườn đông tu niệm. Ông từng nói kệ rằng:
Biết được Di Đà, A Di Đà, A Di Đà!
Không biết Di Đà, làm sao mà, làm
sao mà?
Không biết Di Đà, Di Đà ngoài
phương Tây xa
Biểt được Di Đà, Di Đà chỉ tại nhà
ta!
Một đêm, Cảnh Dung thỉnh vị tăng là Diệu
Ứng tụng phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện. Ông ngồi nghe xong, khi cây hương vừa tàn,
thì hai tay kiết ấn mà hóa.
Cháu nội của Chung Ly Cẩn là Tôn Tùng, ngụ ở Tô Châu, cùng Bảo Tích đại sư kiết liên xã niệm Phật. Sau Tôn Tùng cũng không bịnh, ngồi kiết già hướng về Tây chắp tay niệm Phật mà vãng sanh.
Comments
Post a Comment